Hai cổ phiếu này đang có bối cảnh siêu hạng và đang ở vùng mua phá vỡ nền giá hoàn hảo

Bối cảnh siêu hạng Dự án Lô B – Ô Môn: Quyết chí ký FID 30/6/2023

Theo các thông tin báo chí, hiện tại các cơ quan liên quan đang quyết chí để có được quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào 30/6/23, là tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B – Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2023.

Lô B – Ô Môn là một siêu dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ~10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Kỳ vọng sẽ giúp các công ty tham gia dự án tăng mạnh đơn hàng tồn đọng, nhờ đó có thể tăng trưởng tốt trong các năm tới.

PHẦN 1/ TỔNG QUAN DỰ ÁN LÔ B – Ô MÔN – DOANH NGHIỆP NÀO HƯỞNG LỢI

(Phần lớn thông tin ở phần này có nguồn từ báo cáo của Vndirect Resaerch, đây là một báo cáo rất chất lượng của VND RS, chúng tôi chỉ cập nhật lại các mốc thời gian dựa theo mốc thời gian có FID vào 30/6/2023)

Dự án Lô B – Ô môn sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các DN dầu khí trong giai đoạn tới

Lô B – Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ~10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. Theo PVN, ước tính khoảng 19,23 tỷ USD sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước trong vòng đời 20 năm của dự án (từ dự án thượng nguồn và đường ống dẫn khí). Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Ô Môn với tổng công suất 3.810MW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai. Do đó, việc khởi công một dự án trọng điểm như Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các DN trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng LN của các DN dầu khí trong những năm tới.

Theo quan điểm của VND (T đồng ý quan điểm này), các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD.

Tiến trình dự án phát triển mỏ khí và đường ống sau khi có được FID vào 30/6/2023 sẽ như hình sau đây:

(Tham khảo từ báo cáo của Vndirect, TSI cập nhật lại mốc thời gian dưa theo mốc thời gian có FID và 30/6/23)

Tổng quan dự án khai thác khí lô B – Ô môn

Các cột mốc chính của dự án lô B – Ô môn sau khi đạt được FID vào 30/6/2023: khời công trong quý 3/2023 và đón dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026

(Tham khảo từ báo cáo của Vndirect, TSI cập nhật lại mốc thời gian dưa theo mốc thời gian có FID và 30/6/23)

Nhóm cổ phiếu Dầu khí sẽ hưởng lợi như thế nào từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn?

Hiện nay, sản lượng khai thác dầu khí tại Việt Nam đã liên tục giảm kể từ năm 2015 do thiếu vắng các dự án thượng nguồn trọng điểm. Do đó, việc khởi công dự án phát triển mỏ khí lớn như Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho các công ty trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành trong những năm sắp tới.

Theo kế hoạch phát triển mỏ (FDP), dự án sẽ bao gồm việc phát triển mỏ khí tại lô B&48/95 và 52/97, và xây dựng một đường ống dẫn khí từ Lô B tới Ô Môn, cụ thể như sau:

  • Dự án phát triển mỏ khí Lô B có tổng vốn đầu tư ~6,7 tỷ USD trong thời gian 20 năm.
  • Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn có tổng mức đầu tư ~1,3 tỷ USD do PVN, PVGAS, MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh.

Với khối lượng công việc rất lớn từ siêu dự án Lô B – Ô môn, sẽ có nhiều cơ hội việc làm cho các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn trong suốt vòng đời dự án. Hình bên dưới thể hiện phạm vi khối lượng công việc của dự án và những doanh nghiệp niêm yết có tiềm năng hưởng lợi từ phân khúc thượng nguồn đến hạ nguồn liên quan đến dự án lô B – Ô môn.

Với vòng đời dự án kéo dài 20 năm, lô B – Ô môn sẽ là động lược tăng trưởng cho các doanh nghiệp niêm yết trong chuỗi giá trị dầu khí VN trong thời gian tới

Những doanh nghiệp hưởng lợi từ dự án phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí theo các mốc thời gian

(TSI cập nhật lại mốc thời gian dựa trên thời điểm có FID 30/6/2023

Nguồn: Vnindirect RS)

Nhìn chung, chuỗi dự án phát triển khí Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam trong những năm sắp tới. Các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội hơn để tham gia và hưởng lợi từ dự án này, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD, và GAS ở phân khúc trung nguồn (cung cấp khí). Trong đó, PVS và PVD sẽ là những doanh nghiệp sẽ có được hiệu ứng lên giá ngay đầu dự án, theo như mốc thời gian trong hình trên.

PHẦN 2/ KHUYẾN NGHỊ MUA PVS PVD PVC CỦA TSI TEAM

Theo kinh nghiệm đầu tư nhiều năm của chúng tôi, đối với các cổ phiếu xây dựng, xây lắp, dịch vụ khoan dầu… và một số ngành khác thì xúc tác tăng giá sớm nhất và mạnh nhất là sự tăng vọt backlog, tức là đơn hàng tồn đọng tăng vọt. Khi ký kết được thêm nhiều hợp đồng hoặc có một bối cảnh siêu hạng kỳ vọng giúp ký kết được thêm nhiều hợp đồng là giá cổ phiếu sẽ tăng luôn. Đối với các công ty dạng này chúng ta lại không cần nhìn vào định giá theo PE, không cần chờ sự breakout về lợi nhuận. Khi có lợi nhuận lớn thì cổ phiếu đã tăng giá được khá nhiều rồi.

Bối cảnh siêu hạng của PVS và PVD là các cấp các ngành và các bên liên quan đang quyết chí để dự án lô B – Ô môn có quyết định đầu tư cuối cùng vào mốc 30/6/2023. Các công ty chứng khoán đã cố gắng phán đoán và nắm bắt thời điểm tham gia nhóm cổ phiếu hưởng lợi lô B – ô môn từ 2022, nhưng thị trường chung đổ vỡ và FID bị chậm so với phỏng đoán của họ khiến cho việc đầu tư vào nhóm này không được thành công. Đầu tư quá sớm khi mọi thứ còn quá tù mù, thiếu rõ ràng có thể mang lại hiệu quả cao, đi trước 1 bước, nhưng cũng có thể là con dao hai lưỡi cắt ngược vào tay.

Hiện tại, theo nguồn thông tin rtrên báo chí, và từ các DN liên quan, các cấp các ngành và các bên liên quan đang quyết chí để dự án lô B – Ô môn có quyết định đầu tư cuối cùng vào mốc 30/6/2023. Đây là chất xúc tác mạnh mẽ, là bối cảnh siêu hạng giúp PVS, PVD lên giá mạnh. Bên cạnh đó, hiệu ứng có thể lan sang cả các cổ phiếu PVB PVC (cả hai đã breakout nền giá, trước cả PVD PVS nhờ ưu thế nhỏ nhẹ).

Các công ty chứng khoán sau khi vào quá sớm dường như đã quá chán nản với dự án lô B ô môn, lâu nay không thấy ra báo cáo cập nhật mới. Đây là một điều tốt bởi vì ở điểm mua đẹp mà nhìn thấy sự chán này là điều tốt, không sợ bị đu bám. Phần đông nhà đầu tư khi đánh theo báo cáo phân tích sớm của VNDirect và theo vị thế của quỹ Dragon đã thua lỗ và rất chán nản không muốn tham gia, đây cũng là điều tốt cho hai cổ phiếu này.

Dragon Capital năm ngoái đã trở thành cổ đông lớn của PVS và PVD. Danh mục của Dragon năm nay chỉ thấy PVS PVD STB là có tiềm năng lên giá. Huyền thoại O’Neil đã nói rằng nguyên nhân cổ phiếu lên giá là do các tay chơi lớn. Chúng ta có những tay chơi lớn như Dragon đồng hành, con thuyền sẽ mượt mà hơn.

KHUYẾN NGHỊ MUA PVS – ĐIỂM MUA PHÁ VỠ NỀN GIÁ HAI ĐÁY

PVS được đánh giá cao hơn nhờ có bối cảnh siêu hạng là dự án lô B – ô môn và quy hoạch điện 8. Với ưu thế nắm rõ địa hình địa mạo thềm lục địa VN, và có lượng tiền mặt lớn, PVS có lợi thế cạnh tranh trong các dự án điện gió ngoài khơi mà rất ít đối thủ có được.

PVS được đánh giá là doanh nghiệp dầu khí hiếm có của Việt Nam có năng lực toàn diện để theo kịp cuộc chuyển dịch sang năng lượng xanh của toàn cầu.

Hiện tại, năng lượng tái tạo (RE) đang trở thành một mảng kinh doanh chiến lược quan trọng của PVS. Các hợp đồng điện gió sắp tới và đã ký là một minh chứng cho năng lực và quyết tâm của doanh nghiệp. Về lâu dài, đây sẽ là một giá trị cốt lõi của PVS giúp công ty nổi trội hơn so với các công ty trong ngành. Về mảng dịch vụ dầu khí truyền thống, PVS đã có quá trình tích lũy kinh nghiệp đáng kể và dần trở thành một thương hiệu trong khu vực. Yếu tố này sẽ giúp cho PVS tăng tốc mạnh mẽ khi ngành dầu khí sôi động trờ lại.

PVS nhiều khả năng sẽ giành được các hợp đồng điện gió ngoài khơi lớn trong thời gian tới. Trước đó, PVS cũng giành được hợp đồng EPCI cho hai trạm biến áp ngoài khơi cho dự án trang trại gió của Hải Long được cấp cho liên danh Semco Maritime và PTSC M&C (công ty con của PVS) vào năm ngoái. Tổng giá trị hợp đồng là 180 triệu USD trong 4 năm (2023- 2026). Với các dự án này, đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận bắt đầu đáng kể hơn, đồng thời nâng cao danh tiếng của PVS trong ngành RE, có khả năng mở đường cho nhiều hợp đồng hơn trong một thế giới đang nhanh chóng chuyển đổi sang năng lượng xanh.

PVS đã ký hợp đồng trị giá 320 triệu USD với Orsted cho các dự án năng lượng tái tạo tại Đài Loan trong 1,5 năm. Dự án này dự kiến sẽ đóng góp trung bình 12% vào lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2023-2024.

Quy hoạch điện 8 vừa được ban hành cũng là bối cảnh siêu hạng thứ hai đối với PVS, bên cạnh bối cảnh siêu hạng Lô B – Ô Môn

Quy hoạch điện 8 định hướng đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có.

Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia). Định hướng phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ khi giá thành phù hợp.

Theo lộ trình đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ đạt 21.880 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam khoảng 221.000 MW); phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới.

Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000-91.500 MW.

Quay hoạch điện 8 khẳng định phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ…) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh…) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nguồn điện năng lượng tái tạo, sản xuất năng lượng mới phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Theo ước tính, công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới khoảng 15.000 MW đến năm 2035 và khoảng 240.000 MW đến năm 2050.

Phân tích điểm mua PVS trên biểu đồ

“KHI ĐẦU TƯ, CHÚNG TA SỬ DỤNG FA ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CỔ PHIẾU DẪN ĐẦU TIỀM NĂNG, SAU ĐÓ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ ĐỂ CHỌN ĐIỂM MUA”

Đối với PVS, cổ phiếu này đã đi ngang trong một vùng nền giá tích lũy kéo dài hơn 50 phiên. Nền giá này là nền giá hai đáy, nhưng thực tế cú nhúng sâu ở đáy 2 trong hình dưới là khi trống cầu chỉ khớp vài nghìn cổ. Cho nên thực tế chúng ta phải coi đây là một nền giá cốc rất nông với mức điều chỉnh 13% (có thể coi là nền giá hình đĩa, một dạng nền giá đặc biệt). Đây là nền giá đầu tiên nên chúng ta không nên coi  đây là nền giá phẳng, dù mức điều chỉnh đáp ứng tiêu chuẩn (chỉnh dưới 15%) vì thời gian hình thành dài và đây là nền giá số 1. Nền giá phẳng thường ngắn 5-7 tuần và thường là nền giá số 2.

Như vậy, điểm mua phá vỡ nền giá theo mẫu hình cốc nông không có tay cầm của PVS là từ 27.7 đến 29 (các mẫu hình nền giá nông với mức chỉnh dưới 15-20% thường không hình thành tay cầm). Mốc 27.7 là điểm mua vượt đỉnh nền giá, mốc 29 là mức tối đa của vùng mua 5% tính từ 27.7. Vì vậy, cố phiếu PVS vẫn đang nằm trong vùng mua, và ace có thể mua vào ở vùng giá dưới 29, giá mua càng thấp càng tốt, nhưng không quá 29, và nhìn chung khi cổ phiếu đã breakout thì nên mua cho khớp luôn tránh bị bỏ rơi.

Với hai bối cảnh siêu hạng cùng kết hợp, kỳ vọng pvs sẽ tăng giá tối thiểu là 30%, thậm chí hơn, có thể là 50%, tùy theo hành động giá của pvs sau 3 tuần kể từ thời điểm vượt đỉnh để quyết định các hành xử với cổ phiếu này (quy tắc 8 tuần). Khả năng cao tháng 5 và 6 câu chuyện siêu dự án Lô B – Ô môn và quy hoạch điện 8 sẽ lan truyền trong cộng đồng đầu tư, và đẩy giá các cổ phiếu liên quan (PVS PVD…) tăng cao.

KHUYẾN NGHỊ MUA PVD – ĐIỂM MUA PHÁ VỠ NỀN GIÁ CỐC VÀ TAY CẦM

Tương tự như đã phân tích với PVS, PVD có bối cảnh siêu hạng là dự án lô B – Ô môn. Tiềm năng lên giá của pvd cũng tối thiểu 30% từ điểm phá vỡ nền giá.

PVD đã xây nền giá rất vững chắc kéo dài hơn 60 phiên (12 tuần) với mức điều chỉnh rất thấp chỉ gần 15%. Đây là nền giá cốc tay cầm, điểm mua phá vỡ nền giá là khi cổ phiếu vượt qua 23. Vùng mua từ 23 tới 24.1. Do đó, phiên sắp tới anh chị  em có thể tiếp tục mua vào PVD ở mức giá dưới 24.1, càng thấp càng tốt, nhưng nhìn chung khi đã breakout thì cổ phiếu thường chạy rất nhanh, nên tốt nhất là mua khớp lệnh luôn không kê lệnh chờ.

Các phương pháp đầu tư chứng khoán bạn cần biết
phone 0916.323.066
phone